Sáng ngày 07/5, trong khuôn khổ Dự án Hợp tác đổi mới giáo dục đại học (ĐH) (Partnership for Higher Education Reform-PHER) của Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN) đã diễn ra Phiên hỗ trợ kỹ thuật về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ trong lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu.
Toàn cảnh Phiên hỗ trợ kỹ thuật
Dự án PHER tổ chức tại ĐHĐN
Tham dự sự kiện có PGS.TS. Lê Quang Sơn-Phó Giám đốc ĐHĐN; TS. Nguyễn Thị Vân-Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Lao động-Xã hội, Giám đốc Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động-xã hội-Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Bà Phương Tố Tâm-Ban Quản lý Dự án PHER.
Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo các đơn vị của ĐHĐN: Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ; Văn phòng Đảng ủy; BTV Công đoàn; Trưởng ban Nữ công, Công đoàn ĐHĐN và các trường ĐH thành viên, đơn vị đào tạo trực thuộc; đại diện lãnh đạo các ban hữu quan (Quản lý Dự án ODA, Khoa học và Hợp tác quốc tế).
PGS.TS. Lê Quang Sơn
Phó Giám đốc ĐHĐN phát biểu
Phát biểu tại Phiên kỹ thuật này, PGS.TS. Lê Quang Sơn-Phó Giám đốc ĐHĐN đã nhấn mạnh vai trò của bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ trong giáo dục và nghiên cứu bởi đây là tiềm năng cần được coi trọng, phát huy, “là sức mạnh để thay đổi cuộc sống của con người và xây dựng tương lai của nhân loại”.
Trong bối cảnh thế giới còn nhiều thách thức cần phải đối mặt, tận dụng cơ hội để thích ứng, vượt qua, phụ nữ có sức mạnh của tri thức và lòng nhiệt huyết một khi được định hình, thúc đẩy bởi sự bình đẳng, công bằng có thể trở thành những cá nhân, cộng đồng tiêu biểu trong xã hội.
Bà Phương Tố Tâm
Ban Quản lý Dự án PHER phát biểu
Phó Giám đốc ĐHĐN Lê Quang Sơn nêu bật ý nghĩa của phiên kỹ thuật không những là hoạt động tập huấn chuyên đề trong chuỗi sự kiện của Dự án PHER đối với ĐHĐN mà còn là sự cam kết, đồng hành chung tay kiến tạo, hoàn thiện môi trường học tập, nghiên cứu và sáng tạo, bình đẳng về giới tính, địa vị, công bằng về cơ hội được phát triển, thăng tiến.
TS. Nguyễn Thị Vân-Chuyên gia
báo cáo tại Phiên kỹ thuật
Theo TS. Nguyễn Thị Vân-Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Lao động-Xã hội, Giám đốc Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động-xã hội-Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, cần chú trọng hài hòa giữa kiến thức, hiểu biết về gới và bình đẳng giới gắn với kiến tạo môi trường làm việc, học tập và nghiên cứu, bình đẳng.
Cùng với đó, chuyên gia đã chia sẻ, hướng dẫn kỹ năng ứng dụng mô hình SAGER về bình đẳng giới trong học thuật và các hoạt động liên quan, từ đó nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ trong giáo dục và nghiên cứu.
Chung tay kiến tạo, hoàn thiện môi trường
học tập, nghiên cứu và sáng tạo bình đẳng
Tại các phiên tập huấn và thảo luận, các đại biểu đã cùng nhau chia sẻ, trao đổi các nội dung được định hướng, gợi mở và tư vấn từ chuyên gia, tập trung vào các khái niệm về giới và bình đẳng giới; ý nghĩa của bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ dưới góc độ kinh nghiệm quốc tế, vận dụng phù hợp với điều kiện thực tiễn của ĐHĐN.
Các đại biểu đề xuất các ý tưởng, góp ý, tham vấn chính sách về thực hiện bình đẳng giới hiệu quả, phù hợp với các chính sách phát triển, nhất là trong giáo dục ĐH, bắt kịp xu thế trong tiến trình hội nhập, toàn cầu hóa.
Các đại biểu trao đổi, thảo luận
Những kết quả thu hoạch, chia sẻ từ Phiên kỹ thuật tổ chức tại ĐHĐN là cơ sở để hướng đến giảm thiểu định kiến, tháo gỡ rào cản, khơi thông những điểm nghẽn trước những bất cập có thể nảy sinh trong thực tế ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia sâu rộng, tích cực vào các hoạt động nghiên cứu, giáo dục.
Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới
và trao quyền cho phụ nữ trong
lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu
Trước đó, cũng trong khuôn khổ Dự án PHER, ĐHĐN cũng đã tổ chức thành công các phiên hỗ trợ kỹ thuật về hệ thống giám sát chương trình đào tạo và đảm bảo chất lượng giáo dục; nêu cao tinh thần liêm chính khoa học và đạo đức nghiên cứu trong học thuật.
Thông qua các phiên hỗ trợ này, các trường ĐH thành viên, đơn vị thuộc và trực thuộc của ĐHĐN có thêm cơ hội tiếp cận chuyên gia, trao đổi với các ĐH trong nước, quốc tế; nâng cao tính tự chủ và năng lực quản trị, phục vụ các mục tiêu chiến lược phát triển, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế, gắn kết, hợp tác doanh nghiệp và cộng đồng vì sự phát triển bền vững.
Trung tâm TT-HL và Truyền thông ĐHĐN
Bài viết liên quan :
Nhiệm vụ phát triển Đại học Đà Nẵng thành Đại học Quốc gia được đưa vào Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Đại học Đà Nẵng công bố các Quyết định tổ chức sắp xếp, tinh gọn bộ máy và bổ nhiệm nhân sự các đơn vị thuộc, trực thuộc
Đại học Đà Nẵng trực tiếp tư vấn cùng Chương trình của Báo Thanh Niên tại Huế và Quảng Bình
Hoạt động ngoại khóa quân sự thiết thực của sinh viên Khóa 30, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
Báo Đà Nẵng: Các trường đại học đổi mới cách tuyển sinh đáp ứng nhu cầu người học và xã hội
Triển khai Kế hoạch Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học ĐHĐN năm học 2024-2025: Kiến tạo môi trường, hỗ trợ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo
Mời các em học sinh cùng Quý phụ huynh tham gia Chương trình Tư vấn Tuyển sinh – 2025 của ĐHĐN tại Ngày hội Báo Thanh niên tại Huế, Quảng Bình
Đêm giao lưu văn nghệ với chủ đề “Nhiệt huyết của Tuổi trẻ” tại Khoa Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Đại học Đà Nẵng
Báo Công an Nhân dân: Đại học Đà Nẵng chủ động đào tạo nguồn nhân lực cho Trung tâm Tài chính khu vực và Khu Thương mại tự do tại Đà Nẵng
Đoàn công tác của Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh thăm và làm việc với Đại học Đà Nẵng