Với bề dày truyền thống, tiềm lực đội ngũ, cơ sở vật chất và kinh nghiệm đào tạo các ngành kỹ thuật-công nghệ, mùa tuyển sinh 2024, Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN) có 03 trường ĐH thành viên đều sẵn sàng mở ngành mới, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao (NNL CLC) ngành Thiết kế Vi mạch đáp ứng nhu cầu cấp thiết của thành phố Đà Nẵng cũng như cả nước.
03 trường ĐH thành viên của ĐHĐN
mở ngành mới Thiết kế vi mạch
tuyển sinh ngay trong năm 2024
Với uy tín, học hiệu và chất lượng đào tạo thuộc top đầu các trường ĐH Việt Nam, được đánh giá, công nhận đạt chuẩn quốc tế (HCERES Châu Âu, chu kỳ 2), Trường ĐH Bách khoa-ĐHĐN đã có kinh nghiệm và thế mạnh đào tạo nhiều ngành gần, liên quan với Thiết kế Vi mạch như: Kỹ thuật điện tử, Kỹ thuật viễn thông, Công nghệ thông tin, Kỹ thuật máy tính, Cơ Điện tử, Tự động hóa,…
Phòng thực hành Thiết kế vi mạch
Trường ĐH Bách khoa-ĐHĐN được
trang bị hệ thống máy tính với Bộ công cụ
Thiết kế vi mạch chuẩn Cadence
PGS.TS. Nguyễn Hữu Hiếu-Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa-ĐHĐN cho biết, theo số liệu khảo sát trong 03 năm qua, Nhà trường đã cung ứng NNL CLC cho các ngành phục vụ công nghiệp Chip bán dẫn với tỷ lệ kỹ sư tốt nghiệp từ các khoa của Trường làm việc trong các doanh nghiệp liên quan đến thiết kế, sản xuất vi mạch chỉ tính tại Đà Nẵng khoảng từ 40-80% (điển hình như Công ty Renesas có đến 100%), với số lượng bình quân từ 40-60 sinh viên/năm.
Thời gian để các doanh nghiệp bồi dưỡng, bổ sung kỹ năng chuyên sâu cho sinh viên tốt nghiệp thích ứng với môi trường, yêu cầu làm việc chuyên nghiệp, hiện đại chỉ khoảng 2 tháng.
SV Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật-ĐHĐN
thực hành Hệ thống điều khiển “thông minh”
Theo PGS.TS Phan Cao Thọ-Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật-ĐHĐN, với cơ hội đón đầu làn sóng đầu tư Công nghiệp Chip bán dẫn, dự báo nhu cầu nhân lực sẽ khá lớn.
Đây là ngành đào tạo mới, đòi hỏi không chỉ cần chuyên môn sâu, nền tảng kiến thức rộng mà sinh viên còn cần có tinh thần cầu tiến, kiên trì, say mê học hỏi, cập nhật kiến thức, xu hướng công nghệ mới, đồng thời cần có kỹ năng mềm để làm việc độc lập, làm việc nhóm hiệu quả.
SV được tiếp cận thiết bị mới từ các đối tác
của Trường ĐH Bách khoa-ĐHĐN tài trợ
Một trong những năng lực cần thiết đối với Kỹ sư Vi mạch là sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp với chuyên gia và đọc, hiểu tài liệu chuyên ngành.
Ngoài nắm vững quy trình thiết kế, nhất là kiến thức Mosfet (phần lõi của mạch IC), các kỹ sư cần sẵn sàng tâm thế chủ động tự học để bắt kịp, nâng cao kiến thức vì lĩnh vực vi mạch bán dẫn công nghệ đòi hỏi thay đổi rất nhanh, Ông Nguyễn Bảo Anh-Giám đốc Kỹ thuật Công ty Synopsys Việt Nam, cựu sinh viên Trường ĐH Bách khoa-ĐHĐN nhấn mạnh.
Các doanh nghiệp đồng hành hỗ trợ
trang thiết bị cho phòng thí nghiệm vi mạch
của Trường ĐH Bách khoa-ĐHĐN
Để xúc tiến tuyển sinh ngành Vi điện tử-Thiết kế vi mạch, Trường ĐH Bách khoa-ĐHĐN vừa đưa vào sử dụng Phòng thực hành Thiết kế vi mạch được trang bị hệ thống máy tính cài đặt Bộ công cụ thiết kế vi mạch chuẩn công nghiệp (Cadence).
Đây không chỉ là nơi cho sinh viên thực hành, trải nghiệm Thiết kế Vi mạch mà còn phục vụ khóa đào tạo nhanh, ngắn hạn Thiết kế vật lý Vi mạch bán dẫn (VLSI) dự kiến sẽ khai giảng cuối tháng 2/2024 cho sinh viên các ngành gần, liên quan đến Thiết kế vi mạch.
CEO phụ trách kỹ thuật Synopsys Việt Nam
Nguyễn Bảo Anh truyền cảm hứng ước mơ
làm chủ công nghệ Chip bán dẫn cho SV
Nhà trường hợp tác với Tresemi-tổ chức phi lợi nhuận kết nối các chuyên gia đang làm việc tại các công ty vi mạch bán dẫn hàng đầu của Hoa Kỳ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về vi mạch bán dẫn (dự kiến mỗi khóa khoảng 30 sinh viên trong thời gian đào tạo 12-15 tuần). Đây cũng là nhu cầu của doanh nghiệp và người học, kịp thời đáp ứng cung-cầu NNL cho thị trường lao động trong nước và khu vực.
Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật-ĐHĐN
xúc tiến hoàn thiện Dự án ODA xây dựng
Phòng Thí nghiệm Vi mạch bán dẫn và IoT
(Ảnh: Báo Đà Nẵng)
Mùa tuyển sinh 2024, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật-ĐHĐN mở ngành Thiết kế vi mạch đông thời dự kiến mở thêm ngành Robot và Trí tuệ nhân tạo; xây dựng Đề án đào tạo Thạc sĩ ngành Internet vạn vật (IoT) và Vi mạch bán dẫn.
Nhà trường đang xúc tiến hoàn thiện Dự án ODA xây dựng Phòng Thí nghiệm Vi mạch bán dẫn và IoT với hệ thống máy chủ cài đặt phần mềm thiết kế vi mạch có bản quyền cùng các thiết bị đo kiểm thử Chip bán dẫn trên nền tảng IoT thế hệ mới, đại diện của Nhà trường cho biết.
Chuyên ngành Thiết kế Vi mạch
có nhu cầu nhân lực cao, phù hợp xu thế
phát triển công nghệ cao của thế giới
Được Chính phủ Hàn Quốc ưu tiên đầu tư Dự án ODA (khoảng 7,7 triệu USD giai đoạn 2022-2027), Trường ĐH Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt-Hàn (VKU), ĐHĐN đã có những bước đi tiên phong, chủ động “từ sớm, bài bản, căn cơ” để chuẩn bị đào tạo, nghiên cứu công nghệ Vi mạch bán dẫn.
Nhà trường hợp tác với các đối tác hàng đầu của Hàn Quốc (có nền công nghiệp vi mạch top đầu thế giới) như ĐH Kyung Hee và các doanh nghiệp, trường, viện hàng đầu của Việt Nam để chuẩn bị kỹ càng cho việc đào tạo, tuyển sinh ngành Thiết kế vi mạch.
VKU ký kết hợp tác với Tập đoàn Nam Long
đầu tư phòng thí nghiệm vi mạch
Trường ĐH Bách khoa-ĐHĐN
Tập đoàn Nam Long cũng đang đầu tư cùng VKU triển khai Phòng thí nghiệm Vi mạch bán dẫn (tổng vốn khoảng 25 tỷ đồng). Cùng với đó, VKU khởi công Phòng Lab Thiết kế Vi mạch (tổng đầu tư 10 tỷ đồng) nhằm đảm bảo cơ sở vật chất cần thiết để đào tạo các ngành như: Thiết kế Vi mạch bán dẫn, Thiết kế mạch điện tử, Vi xử lý, Hệ thống nhúng…
DSAC đồng hành với các trường ĐH trong
đào tạo, nghiên cứu Thiết kế vi mạch và AI
Với việc thành phố Đà Nẵng vừa ra mắt “Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo Thiết kế Vi mạch và Trí tuệ nhân tạo (AI)” (DSAC), nơi thực hiện các hoạt động nghiên cứu, đào tạo thiết kế trong lĩnh vực Vi mạch bán dẫn và phát triển AI thực sự là “cú hích” kết nối “tam giác ba nhà” (nhà nước-nhà trường-nhà doanh nghiệp) đồng hành đào tạo, cung ứng NNL không chỉ cho Đà Nẵng nói riêng mà còn đáp ứng nhu cầu cho khu vực miền Trung và cả nước nói chung “chuyển động” cùng xu thế đầu tư ngành Công nghiệp Chip bán dẫn Việt Nam, hòa nhịp với thế giới.
Trung tâm TT-HL và Truyền thông ĐHĐN
Kính mời xem các tin khác:
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật-ĐHĐN tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp công nghệ
Bài viết liên quan :
Nhiệm vụ phát triển Đại học Đà Nẵng thành Đại học Quốc gia được đưa vào Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Đại học Đà Nẵng công bố các Quyết định tổ chức sắp xếp, tinh gọn bộ máy và bổ nhiệm nhân sự các đơn vị thuộc, trực thuộc
Đại học Đà Nẵng trực tiếp tư vấn cùng Chương trình của Báo Thanh Niên tại Huế và Quảng Bình
Hoạt động ngoại khóa quân sự thiết thực của sinh viên Khóa 30, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
Báo Đà Nẵng: Các trường đại học đổi mới cách tuyển sinh đáp ứng nhu cầu người học và xã hội
Triển khai Kế hoạch Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học ĐHĐN năm học 2024-2025: Kiến tạo môi trường, hỗ trợ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo
Mời các em học sinh cùng Quý phụ huynh tham gia Chương trình Tư vấn Tuyển sinh – 2025 của ĐHĐN tại Ngày hội Báo Thanh niên tại Huế, Quảng Bình
Đêm giao lưu văn nghệ với chủ đề “Nhiệt huyết của Tuổi trẻ” tại Khoa Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Đại học Đà Nẵng
Báo Công an Nhân dân: Đại học Đà Nẵng chủ động đào tạo nguồn nhân lực cho Trung tâm Tài chính khu vực và Khu Thương mại tự do tại Đà Nẵng
Đoàn công tác của Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh thăm và làm việc với Đại học Đà Nẵng