Sáng 23-4, Chương trình Giới thiệu nghệ thuật Tuồng với trích đoạn Quan âm Thị Kính do các nghệ sĩ của Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh biểu diễn đã nhận được sự đón nhận nhiệt tình với những tràng pháo tay không ngớt từ sinh viên Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN).
Chương trình diễn ra tại sân khấu Hội trường A5, Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN, do Khoa Giáo dục Quốc phòng và An ninh – ĐHĐN phối hợp với Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh thực hiện. Hơn 50 nghệ sĩ của Nhà hát đã tham gia biểu diễn trích đoạn Tuồng “Quan âm Thị kính” và giới thiệu một số mô hình nhân vật tiêu biểu trong nghệ thuật Tuồng.
Chương trình diễn ra tại sân khấu Hội trường A5, Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN, do Khoa Giáo dục Quốc phòng và An ninh – ĐHĐN phối hợp với Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh thực hiện. Hơn 50 nghệ sĩ của Nhà hát đã tham gia biểu diễn trích đoạn Tuồng “Quan âm Thị kính” và giới thiệu một số mô hình nhân vật tiêu biểu trong nghệ thuật Tuồng.

Chương trình giới thiệu nghệ thuật Tuồng được tổ chức cho hơn
500 sinh viên Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN

Nghệ sĩ ưu tú Trần Ngọc Tuấn – Giám đốc Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh giới thiệu
về lịch sự hình thành và phát triển của nghệ thuật Tuồng
Tuồng là một trong những loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc của dân tộc Việt Nam, được hình thành trên cơ sở ca vũ nhạc và các trò diễn xướng dân gian vốn có từ lâu đời. Ở Quảng Nam, Đà Nẵng, nghệ thuật Tuồng được hình thành từ khá sớm và mang những màu sắc riêng, đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân.

Tiết mục biểu diễn trích đoạn “Quan Âm Thị Kính”
do các nghệ sĩ Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh biểu diễn
Tuy nhiên, nghệ sĩ ưu tú Trần Ngọc Tuấn, Giám đốc Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh cho biết, sân khấu Tuồng đang đứng trước thực trạng mất dần khán giả, “bởi vì Tuồng khó hiểu, mang tính bác học. Người xem phải hiểu và cảm nhận thì mới yêu Tuồng được…”. Để giữ gìn loại hình nghệ thuật truyền thống này, thời gian qua Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh đã có nhiễu nỗ lực để mang Tuồng đến gần hơn với khán giả, trong đó có các hoạt động giao lưu, giới thiệu nghệ thuật Tuồng tới học sinh, sinh viên.

Phần biểu diễn của các nghệ sĩ Nhà hát tuồng Nguyễn Hiểu Dĩnh nhận được
sự theo dõi chăm chú và đầy thích thú của sinh viên Sư phạm

Sự theo dõi chăm chú và những tràng vỗ tay không ngớt
Lần đầu tiên xuất hiện trên sân khấu Hội trường A5, Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN, hơn 50 nghệ sĩ, diễn viên của Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh đã “lấy” được cảm tình của khán giả. Sự tập trung, chăm chú theo dõi và những tràng pháo tay hưởng ứng là minh chứng cho thấy sự yêu thích của sinh viên Sư phạm dành cho bộ môn nghệ thuật truyền thống này. Chia sẻ cảm xúc sau chương trình biểu diễn, nhiều sinh viên còn khẳng định sẽ lan tỏa, giới thiệu Tuồng đến bạn bè, người thân để cùng chung tay gìn giữ môn nghệ thuật truyền thống mang hồn cốt dân tộc. Nguyễn Thị Xuân Lý, sinh viên lớp 21STH5, Khoa Giáo dục Tiểu học cho biết, “Qua vở Tuồng ngày hôm nay, nhìn cách mà các diễn viên tâm huyết trong vai diễn của mình, từ việc tạo ra âm thanh, ánh sáng cho đến trang phục… khiến cho em cảm thấy rất tự hào về nền văn hóa của mình. Nếu có cơ hội, em sẽ rủ bạn bè, người thân cùng xem các buổi biểu diễn nghệ thuật Tuồng”.
Được tham gia chương trình lần này với nhiều sinh viên cũng là lần đầu tiên được trực tiếp xem biểu diễn nghệ thuật Tuồng trên sân khấu. Sau những lạ lẫm, bỡ ngỡ ban đầu về âm nhạc, trang phục của môn nghệ thuật này, các bạn đã nhanh chóng bị thu hút bởi những giây phút “cháy” hết mình của các nghệ sĩ. Nguyễn Văn Khánh Linh, sinh viên lớp 23STC cho biết, “Đây là lần đầu tiên được xem biểu diễn Tuồng và khi xem xong vô cùng tự hào. Em cảm nhận Tuồng là một môn nghệ thuật truyền thống độc đáo, không chỉ có giá trị giải trí mà còn giáo dục con người những giá trị tốt đẹp”. Chính vì vậy, Khánh Linh cũng như nhiều sinh viên khác, mong muốn có cơ hội được tiếp xúc nhiều hơn với các môn nghệ thuật truyền thống, trong đó có Tuồng.
Được tham gia chương trình lần này với nhiều sinh viên cũng là lần đầu tiên được trực tiếp xem biểu diễn nghệ thuật Tuồng trên sân khấu. Sau những lạ lẫm, bỡ ngỡ ban đầu về âm nhạc, trang phục của môn nghệ thuật này, các bạn đã nhanh chóng bị thu hút bởi những giây phút “cháy” hết mình của các nghệ sĩ. Nguyễn Văn Khánh Linh, sinh viên lớp 23STC cho biết, “Đây là lần đầu tiên được xem biểu diễn Tuồng và khi xem xong vô cùng tự hào. Em cảm nhận Tuồng là một môn nghệ thuật truyền thống độc đáo, không chỉ có giá trị giải trí mà còn giáo dục con người những giá trị tốt đẹp”. Chính vì vậy, Khánh Linh cũng như nhiều sinh viên khác, mong muốn có cơ hội được tiếp xúc nhiều hơn với các môn nghệ thuật truyền thống, trong đó có Tuồng.

Các nghệ sĩ giới thiệu một số mô hình
nhân vật tiêu biểu trong nghệ thuật Tuồng
Dù chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nhưng Chương trình giới thiệu nghệ thuật Tuồng đã rất thành công, để lại những ấn tượng đẹp với sinh viên Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN về môn nghệ thuật truyền thống này. Hy vọng những sinh viên UED tham gia chương trình hôm nay sẽ trở thành những “đại sứ” lan tỏa và góp phần để nghệ thuật Tuồng nói riêng và các môn nghệ thuật truyền thống nói chung luôn được giữ gìn và sống mãi với khán giả.
Bích Thủy
Bài viết liên quan :
Nhiệm vụ phát triển Đại học Đà Nẵng thành Đại học Quốc gia được đưa vào Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Đại học Đà Nẵng công bố các Quyết định tổ chức sắp xếp, tinh gọn bộ máy và bổ nhiệm nhân sự các đơn vị thuộc, trực thuộc
Đại học Đà Nẵng trực tiếp tư vấn cùng Chương trình của Báo Thanh Niên tại Huế và Quảng Bình
Hoạt động ngoại khóa quân sự thiết thực của sinh viên Khóa 30, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
Báo Đà Nẵng: Các trường đại học đổi mới cách tuyển sinh đáp ứng nhu cầu người học và xã hội
Triển khai Kế hoạch Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học ĐHĐN năm học 2024-2025: Kiến tạo môi trường, hỗ trợ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo
Mời các em học sinh cùng Quý phụ huynh tham gia Chương trình Tư vấn Tuyển sinh – 2025 của ĐHĐN tại Ngày hội Báo Thanh niên tại Huế, Quảng Bình
Đêm giao lưu văn nghệ với chủ đề “Nhiệt huyết của Tuổi trẻ” tại Khoa Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Đại học Đà Nẵng
Báo Công an Nhân dân: Đại học Đà Nẵng chủ động đào tạo nguồn nhân lực cho Trung tâm Tài chính khu vực và Khu Thương mại tự do tại Đà Nẵng
Đoàn công tác của Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh thăm và làm việc với Đại học Đà Nẵng